1. Home
  2. Blog
  3. Tại Sao Ngọc Trai Nước Mặn Lại Đắt Hơn Ngọc Trai Nước Ngọt?

Tại Sao Ngọc Trai Nước Mặn Lại Đắt Hơn Ngọc Trai Nước Ngọt?

27 Sep 2024

Cùng là những viên ngọc quý giá nhưng ngọc trai nước mặn và ngọc trai nước ngọt lại có giá trị khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân giúp ngọc trai nước mặn trở nên đắt giá hơn? Hãy cùng Deli Mart khám phá ngay trong bài viết dưới dưới đây. 

1. Môi trường và thời gian nuôi cấy

Ngọc trai nước mặn đắt hơn ngọc trai nước ngọt do hai yếu tố chính là môi trường và thời gian nuôi cấy. Trước tiên, môi trường nuôi cấy ngọc trai nước mặn khắc nghiệt hơn rất nhiều. Các loài trai tạo ngọc ở biển hiện nay rất khan hiếm và điều kiện nuôi cấy phải tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng cao nhất. Khí hậu và nhiệt độ nước mặn thường xuyên thay đổi, khó kiểm soát, tạo ra nhiều thách thức cho quá trình nuôi trai. Ngược lại, môi trường nuôi cấy ngọc trai nước ngọt dễ kiểm soát hơn, không đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe như ở biển.

Bên cạnh đó, thời gian nuôi cấy của ngọc trai nước mặn cũng lâu hơn gấp 6 lần so với ngọc trai nước ngọt. Một con trai biển chỉ được cấy một nhân để tạo ra một viên ngọc duy nhất, đảm bảo viên ngọc đạt chất lượng cao nhất. Trong khi đó, trai nước ngọt có thể được cấy từ 20 đến 30 nhân, thậm chí lên đến 80 nhân để tăng sản lượng. Kết quả là ngọc trai nước ngọt thường có lớp xà cừ mỏng, kích thước nhỏ và chất lượng thấp hơn so với ngọc trai nước mặn. 

Ngọc trai Southsea với vẻ đẹp lộng lẫy và quý phái, luôn được xem là một trong những loại ngọc trai quý hiếm và đắt giá nhất thế giới

2. Màu sắc

Ngọc trai nước mặn sở hữu màu sắc tự nhiên độc đáo, là đặc trưng riêng biệt của từng loài trai sinh sống ở các vùng biển khác nhau. Chẳng hạn, ngọc trai Tahiti nổi bật với sắc đen bí ẩn từ vùng biển Pháp, hay ngọc trai Southsea lấp lánh sắc vàng quý phái của vùng Nam Thái Bình Dương. Không chỉ giới hạn ở những màu chủ đạo, mỗi loài trai còn tạo ra các biến thể màu sắc phong phú, từ tông đậm đến nhạt, mang đến sự đa dạng và lôi cuốn đặc biệt. 

Ngọc trai nước ngọt thường trải qua một quá trình xử lý khá phức tạp để đạt được vẻ đẹp hoàn thiện. Ban đầu, chúng có màu sắc khá nhạt nhòa. Để tăng độ bóng và màu sắc, người ta thường nhuộm màu và xử lý bề mặt ngọc trai. Quá trình này có thể làm giảm độ bền của ngọc trai và khiến lớp xà cừ dễ bị trầy xước hoặc bong tróc.

Xem thêm: Mách Bạn Cách Nhận Biết Ngọc Trai Chất Lượng Cao

3. Độ cứng

Trên thang đo độ cứng Mohs, ngọc trai nước mặn đạt từ 3.8 đến 4.5, cao hơn nhiều so với ngọc trai nước ngọt chỉ ở mức 1.8. Độ cứng thấp là một trong những nguyên nhân chính khiến ngọc trai nước ngọt dễ mất đi độ bóng và tuổi thọ ngắn hơn. Trong điều kiện lý tưởng, ngọc trai nước mặn có thể tồn tại và giữ được vẻ đẹp của mình suốt hàng trăm năm, trong khi đó, ngọc trai nước ngọt chỉ có tuổi thọ khoảng 20-30 năm, ngay cả khi được bảo quản cẩn thận. 

Vẻ đẹp của ngọc trai Southsea có thể được ví như một viên kim cương lấp lánh dưới đáy đại dương

4. Độ dày lớp xà cừ

Ngọc trai nước mặn lớp xà cừ có độ dày trung bình từ 0.35mm đến 6mm, tạo nên độ bền và vẻ đẹp lâu dài. Trong số các loại ngọc trai nước mặn nổi tiếng, ngọc trai Akoya (Nhật Bản) có lớp xà cừ mỏng nhất, dao động từ 0.35mm đến 0.7mm. Ngọc trai Tahiti sở hữu lớp xà cừ dày hơn (từ 1mm đến 3mm) và ngọc trai South Sea là loại có lớp xà cừ dày nhất (từ 1.5mm đến 6mm) mang lại vẻ lấp lánh và độ bền vượt trội.

Mặc dù ngọc trai nước ngọt có cấu tạo gần như hoàn toàn từ xà cừ nhưng chất lượng của lớp xà cừ thường không cao do thời gian nuôi cấy ngắn, môi trường ao hồ thiếu dinh dưỡng và việc cấy quá nhiều nhân vào một con trai. 

Tham khảo thêm: Tác Dụng Kỳ Diệu Của Ngọc Trai Mà Có Thể Bạn Chưa Biết!

5. Độ bóng sáng

Ngọc trai nước mặn được hình thành từ những loài trai đặc biệt và phát triển trong môi trường tự nhiên của đại dương, nơi chúng hấp thụ nguồn dinh dưỡng phong phú và tinh túy từ biển cả. Nhờ thời gian nuôi cấy kéo dài nhiều năm, lớp xà cừ của ngọc trai nước mặn trở nên sáng bóng, phản chiếu ánh sáng lấp lánh dưới mọi góc nhìn.

Ngược lại, ngọc trai nước ngọt thường có độ bóng kém hơn, thậm chí một số viên còn không có độ bóng rõ rệt. Khi đặt hai loại ngọc trai này cạnh nhau, mọi người sẽ thấy rõ sự khác biệt về độ sáng và vẻ đẹp.

 Lớp xà cừ của ngọc trai Tahiti thường dày và chắc chắn, tạo nên độ bóng tự nhiên và óng ánh

6. Hình dạng và kích thước

Ngọc trai nước mặn thường có độ tròn từ tương đối đến hoàn hảo nhờ quá trình định hình ngay từ khi cấy nhân, tạo ra các viên ngọc có kích thước đồng đều mà ít có sự chênh lệch. Ngược lại, ngọc trai nước ngọt có nhiều hình dạng đa dạng như oval, giọt lệ, bán cầu hay bầu dục,... nhưng rất hiếm khi đạt được hình tròn đều và đẹp như ngọc trai nước mặn. Những bộ trang sức ngọc trai nước ngọt thường phải trải qua quá trình xử lý kỹ lưỡng để tạo ra sự đồng nhất về kích thước.

Trên đây là giải đáp của Deli Mart về thắc mắc tại sao ngọc trai nước mặn lại đắt hơn ngọc trai nước ngọt, hi vọng các thông tin này hữu ích với mọi người. Việc hiểu rõ những khác biệt giữa ngọc trai nước mặn và ngọc trai nước ngọt sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với sở thích và khả năng tài chính của mình.